Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tình hình khai thác và sử dụng; xác định thành phần loài và xây dựng bộ mẫu vật, đề xuất giải pháp phòng tránh một số loài sinh vật biển mang độc tố tại Nha Trang - Khánh Hòa.
Cá nóc độc (Torquigener pallimaculatus Hardy, 1983)
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 18 loài cá độc, 10 loài cua độc, 13 loài động vật thân mềm và 1 loài thuộc ngành giun đốt, 2 loài thuộc ngành da gai mang độc tố thường được người dân khai thác, sử dụng làm thực phẩm, làm cảnh, mỹ nghệ và thức ăn chăn nuôi. Thực tiễn cho thấy, nhìn chung hiểu biết của người dân về các loài sinh vật biển mang độc tố, cách nhận diện các bộ phận mang độc tố, phương pháp bảo quản và chế biến còn hạn chế, nhất là với người thu gom, tiêu dùng và khách du lịch, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm thủy sản thường xuyên xảy ra.
Đề tài cũng xây dựng, lưu giữ được bộ mẫu vật ướt và khô tại Phòng Bảo tàng Thủy sinh vật - Trường Đại học Nha Trang cùng các Poster cảnh báo về các loài cá, cua, động vật thân mềm mang độc tố phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, tham quan và tuyên truyền.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
6
Hôm nay :
639
Tháng hiện tại
: 2004
Tổng lượt truy cập : 3111675